Theo Kế hoạch, nội dung phong trào “Bình dân học vụ số” gồm:
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc xây dựng xã hội học tập số, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Phường Quang Trung
;
Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết và Phong trào “Bình dân học vụ số” vào chương trình hành động, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực
;
Tạo điều kiện để mọi người dân tiếp cận, học tập và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng số, thu hẹp khoảng cách số, nâng cao chất lượng cuộc sống và năng lực tham gia vào quá trình chuyển đổi số
;
Tạo sự thống nhất cao và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu cụ thể là
:
98% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc
;
100% học sinh THPT được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số
;
Trên 85% người dân trong độ tuổi lao động có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, biết bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường số
;
Phấn đấu 85% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 80% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử
;
80% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động
;
Phấn đấu trong top dẫn đầu các phường xã trong Tỉnh có tỷ lệ người dân trong độ tuổi trưởng thành đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VNeID.
Để t
hực hiện lộ trình chuyển đổi số toàn diện, UBND phường xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho các nhóm đối tượng trên địa bàn
: t
ổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số và kỹ năng số, bao gồm kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn Phường, phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của từng cơ quan, đơn vị
;
C
ác cơ sở giáo dục trên địa bàn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng số vào chương trình giảng dạy phù hợp với từng cấp học, đặc biệt chú trọng kỹ năng sử dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong quá trình dạy và học; phát triển các mô hình giáo dục thông minh, ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, qua đó giúp học sinh từng bước hình thành, rèn luyện kỹ năng số
;
Tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn người lao động về cách sử dụng các công cụ và phần mềm quản lý sản xuất, vận hành máy móc tự động hóa, giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các kiến thức, kỹ năng về thương mại điện t
ử;
Tổ chức các lớp học “Bình dân học vụ số” dành cho người cao tuổi, chú trọng kỹ năng sử dụng Internet, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm an toàn thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến; Tăng cường hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng các nền tảng và dịch vụ số thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách an sinh số, nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa các khu vực; Triển khai các mô hình, phong trào lan tỏa kỹ năng số trong cộng đồng như: Phong trào “Gia đình số”, Mô hình “Chợ số - Nông thôn số”, Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”, Mô hình “Tổ chuyển đổi số cộng đồng”…
UBND phường yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp triển khai hiệu quả các nội dung trên, đảm bảo tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương.
Thanh Dung